7 bộ giáp nổi tiếng có niên đại hàng thế kỷ

29/12/2024
|
0 lượt xem
Khoa Học
7 bộ giáp nổi tiếng có niên đại hàng thế kỷ

Giáp Dendra (3.500 năm tuổi). Ảnh: Andreas Flouris/Marija Marković

Bộ giáp Dendra được khai quật năm 1960 tại một địa điểm khảo cổ gần làng Dendra, miền nam Hy Lạp. Nó tồn tại từ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, trong thời Mycenaean. Bộ giáp gồm hơn 10 tấm đồng buộc lại với nhau bằng dây da, bảo vệ chiến binh từ cổ đến đầu gối, đồng thời có thêm các mảnh đồng bảo vệ cẳng chân và cánh tay. Ngoài ra, chiến binh cũng đội một chiếc mũ bảo vệ bằng răng lợn rừng.

Barry Molloy, nhà khảo cổ kiêm chuyên gia chiến tranh cổ đại tại Đại học College Dublin, từng mặc một bản sao chính xác của bộ giáp Dendra. Một nghiên cứu khác cho thấy, bộ giáp giúp bảo vệ người mặc trong một trận chiến mô phỏng kéo dài 11 giờ lấy cảm hứng từ cuộc chiến thành Troy. Molloy cho biết, mũ và phần bảo vệ cổ lớn mang lại sự bảo vệ gần như tuyệt đối cho đầu và cổ.

Giáp Dendra (3.500 năm tuổi). Ảnh: Andreas Flouris/Marija Marković

Bộ giáp Dendra được khai quật năm 1960 tại một địa điểm khảo cổ gần làng Dendra, miền nam Hy Lạp. Nó tồn tại từ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, trong thời Mycenaean. Bộ giáp gồm hơn 10 tấm đồng buộc lại với nhau bằng dây da, bảo vệ chiến binh từ cổ đến đầu gối, đồng thời có thêm các mảnh đồng bảo vệ cẳng chân và cánh tay. Ngoài ra, chiến binh cũng đội một chiếc mũ bảo vệ bằng răng lợn rừng.

Barry Molloy, nhà khảo cổ kiêm chuyên gia chiến tranh cổ đại tại Đại học College Dublin, từng mặc một bản sao chính xác của bộ giáp Dendra. Một nghiên cứu khác cho thấy, bộ giáp giúp bảo vệ người mặc trong một trận chiến mô phỏng kéo dài 11 giờ lấy cảm hứng từ cuộc chiến thành Troy. Molloy cho biết, mũ và phần bảo vệ cổ lớn mang lại sự bảo vệ gần như tuyệt đối cho đầu và cổ.

Bộ giáp của vua Tut (3.300 năm tuổi). Ảnh: Harry Burton

Pharaoh Ai Cập Tutankhamun qua đời ở tuổi thiếu niên vào khoảng năm 1.323 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ phát hiện một bộ giáp bằng da trong một chiếc hộp khi mở hầm mộ của ông tại Thung lũng các vị vua gần Luxor vào năm 1922. Huấn luyện quân sự có thể là một phần trong quá trình giáo dục vị vua trẻ, và có thể ông thực sự từng mặc bộ giáp. Nó giống một chiếc áo choàng che phủ thân người với hàng nghìn mảnh da nhỏ, xếp chồng lên nhau như vảy cá.

Tranh vẽ trong mộ cho thấy vua Tut mặc bộ giáp như vậy khi săn bắn và cưỡi xe ngựa trên chiến trường. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là những mô tả mang tính hình tượng và giới nghiên cứu không nghĩ rằng ông thực sự từng chiến đấu.

Bộ giáp của vua Tut (3.300 năm tuổi). Ảnh: Harry Burton

Pharaoh Ai Cập Tutankhamun qua đời ở tuổi thiếu niên vào khoảng năm 1.323 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ phát hiện một bộ giáp bằng da trong một chiếc hộp khi mở hầm mộ của ông tại Thung lũng các vị vua gần Luxor vào năm 1922. Huấn luyện quân sự có thể là một phần trong quá trình giáo dục vị vua trẻ, và có thể ông thực sự từng mặc bộ giáp. Nó giống một chiếc áo choàng che phủ thân người với hàng nghìn mảnh da nhỏ, xếp chồng lên nhau như vảy cá.

Tranh vẽ trong mộ cho thấy vua Tut mặc bộ giáp như vậy khi săn bắn và cưỡi xe ngựa trên chiến trường. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là những mô tả mang tính hình tượng và giới nghiên cứu không nghĩ rằng ông thực sự từng chiến đấu.

Giáp "vảy cá" Trung Quốc (2.500 năm tuổi). Ảnh: Patrick Wertmann

Bộ giáp làm từ hàng nghìn mảnh da nhỏ được phát hiện trong một ngôi mộ ở nghĩa trang Yanghai, rìa sa mạc Taklamakan. Theo nghiên cứu, đây là trang phục nhẹ và phù hợp với mọi cỡ người, dùng cho một đội quân lớn. Vật liệu hữu cơ như da tồn tại lâu mà không mục nát là một điều bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng môi trường sa mạc cực kỳ khô đã góp phần bảo tồn nó.

Patrick Wertmann, nhà khảo cổ học tại Đại học Zürich, cho biết, thiết kế các mảnh da chồng lên nhau nhiều khả năng lấy cảm hứng từ vảy cá. Ông đang chế tạo một bản sao của bộ giáp cổ để kiểm tra chức năng và những vấn đề kỹ thuật khác.

Giáp "vảy cá" Trung Quốc (2.500 năm tuổi). Ảnh: Patrick Wertmann

Bộ giáp làm từ hàng nghìn mảnh da nhỏ được phát hiện trong một ngôi mộ ở nghĩa trang Yanghai, rìa sa mạc Taklamakan. Theo nghiên cứu, đây là trang phục nhẹ và phù hợp với mọi cỡ người, dùng cho một đội quân lớn. Vật liệu hữu cơ như da tồn tại lâu mà không mục nát là một điều bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng môi trường sa mạc cực kỳ khô đã góp phần bảo tồn nó.

Patrick Wertmann, nhà khảo cổ học tại Đại học Zürich, cho biết, thiết kế các mảnh da chồng lên nhau nhiều khả năng lấy cảm hứng từ vảy cá. Ông đang chế tạo một bản sao của bộ giáp cổ để kiểm tra chức năng và những vấn đề kỹ thuật khác.

Giáp "lorica squamata" của Serbia (1.700 năm tuổi). Ảnh: Sofija Petkovic/Miroslav Vujović

Nhờ giúp người mặc di chuyển linh hoạt hơn, giáp kiểu vảy cá được sử dụng suốt nhiều thế kỷ. Những ví dụ ra đời sau bao gồm "lorica squamata", nghĩa là "giáp vảy" trong tiếng Latin, của người La Mã. Bộ giáp được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Timacum Minus, miền đông Serbia.

Hiện nay, chiến binh La Mã được biết đến nhiều nhất với lorica segmentata có khớp nối, nhưng nhiều loại giáp khác nhau đã được sử dụng trong lịch sử. Giới nghiên cứu cho rằng lorica squamata có thể từng thể hiện mức thâm niên trong quân đội La Mã. Một số tranh và tác phẩm điêu khắc thời đó cũng miêu tả các hoàng đế La Mã mặc loại giáp này.

Giáp "lorica squamata" của Serbia (1.700 năm tuổi). Ảnh: Sofija Petkovic/Miroslav Vujović

Nhờ giúp người mặc di chuyển linh hoạt hơn, giáp kiểu vảy cá được sử dụng suốt nhiều thế kỷ. Những ví dụ ra đời sau bao gồm "lorica squamata", nghĩa là "giáp vảy" trong tiếng Latin, của người La Mã. Bộ giáp được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Timacum Minus, miền đông Serbia.

Hiện nay, chiến binh La Mã được biết đến nhiều nhất với lorica segmentata có khớp nối, nhưng nhiều loại giáp khác nhau đã được sử dụng trong lịch sử. Giới nghiên cứu cho rằng lorica squamata có thể từng thể hiện mức thâm niên trong quân đội La Mã. Một số tranh và tác phẩm điêu khắc thời đó cũng miêu tả các hoàng đế La Mã mặc loại giáp này.

Giáp Yoroi của Nhật Bản (700 năm tuổi). Bộ giáp do Ashikaga Takauji tặng cho một ngôi đền gần Kyoto vào thế kỷ 14. Ảnh: Metropolitan Museum of Art/Gift of Bashford Dean/Creative Commons Zero

Samurai là những thành viên của tầng lớp chiến binh quý tộc ở Nhật Bản. Họ phục vụ cho triều đình và quý tộc thế kỷ 12 - 19. Trong thời gian đó, samurai mặc nhiều loại giáp khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là ō-yoroi, nghĩa là "bộ giáp vĩ đại" trong tiếng Nhật. Họ thường mặc chúng khi cưỡi ngựa. Bộ giáp làm từ những tấm sắt và da trang trí tinh vi, sau này trở thành những di vật gia đình quý giá.

Giáp Yoroi của Nhật Bản (700 năm tuổi). Bộ giáp do Ashikaga Takauji tặng cho một ngôi đền gần Kyoto vào thế kỷ 14. Ảnh: Metropolitan Museum of Art/Gift of Bashford Dean/Creative Commons Zero

Samurai là những thành viên của tầng lớp chiến binh quý tộc ở Nhật Bản. Họ phục vụ cho triều đình và quý tộc thế kỷ 12 - 19. Trong thời gian đó, samurai mặc nhiều loại giáp khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là ō-yoroi, nghĩa là "bộ giáp vĩ đại" trong tiếng Nhật. Họ thường mặc chúng khi cưỡi ngựa. Bộ giáp làm từ những tấm sắt và da trang trí tinh vi, sau này trở thành những di vật gia đình quý giá.

Giáp Kiribati (300 năm tuổi). Ảnh: Auk Archive

Các chiến binh của quốc đảo Kiribati, Thái Bình Dương, không chỉ lấy cảm hứng từ cá mà còn thực sự mặc áo giáp cá để bảo vệ bản thân khỏi vũ khí. Đảo có nguồn tài nguyên hạn chế nên người dân đã tận dụng những gì có thể, bao gồm các lớp thảm xơ dừa dày và mũ bảo vệ gai làm từ cá nóc khô.

Loại giáp này gắn liền với Kiribati, nhưng giới nghiên cứu cho biết, chúng cũng được sử dụng trên các đảo lân cận như Nauru và Tuvalu trong những cuộc đấu tay đôi nghi thức. Theo các nhà truyền giáo châu Âu, việc sử dụng bộ giáp truyền thống của Kiribati bắt đầu suy giảm vào thế kỷ 19.

Giáp Kiribati (300 năm tuổi). Ảnh: Auk Archive

Các chiến binh của quốc đảo Kiribati, Thái Bình Dương, không chỉ lấy cảm hứng từ cá mà còn thực sự mặc áo giáp cá để bảo vệ bản thân khỏi vũ khí. Đảo có nguồn tài nguyên hạn chế nên người dân đã tận dụng những gì có thể, bao gồm các lớp thảm xơ dừa dày và mũ bảo vệ gai làm từ cá nóc khô.

Loại giáp này gắn liền với Kiribati, nhưng giới nghiên cứu cho biết, chúng cũng được sử dụng trên các đảo lân cận như Nauru và Tuvalu trong những cuộc đấu tay đôi nghi thức. Theo các nhà truyền giáo châu Âu, việc sử dụng bộ giáp truyền thống của Kiribati bắt đầu suy giảm vào thế kỷ 19.

Bộ giáp của Ned Kelly (145 năm tuổi). Ảnh: The AGE

Kẻ cướp người Australia Ned Kelly từng sử dụng một bộ giáp đặc biệt khi bị bắt và xử tử năm 1880. Theo Thư viện Bang Victoria, nơi bộ giáp đang được trưng bày, Kelly và các thành viên khác trong băng đã thiết kế bộ giáp chống đạn vào năm 1879. Sau đó, họ chế tạo những bộ giáp cá nhân từ lưỡi cày thép và mặc chúng để thực hiện một vụ cướp tàu hỏa gần thị trấn Glenrowan vào tháng 6/1880.

Áo giáp mang lại lợi thế tâm lý cho băng Kelly trong vụ cướp, nhưng chúng cũng khá cồng kềnh. Sau khi bắt giữ con tin trong một khách sạn địa phương, băng cướp mặc giáp cho trận đấu súng kéo dài 15 phút với cảnh sát. Được giáp bảo vệ đầu và thân nhưng Kelly vẫn có vài vết thương do đạn bắn ở tay và chân, dẫn đến việc bị bắt. Bộ giáp của Kelly có dấu vết của 18 viên đạn. Các thành viên khác trong băng cướp đã bỏ mạng trong cuộc đọ sức.

Bộ giáp của Ned Kelly (145 năm tuổi). Ảnh: The AGE

Kẻ cướp người Australia Ned Kelly từng sử dụng một bộ giáp đặc biệt khi bị bắt và xử tử năm 1880. Theo Thư viện Bang Victoria, nơi bộ giáp đang được trưng bày, Kelly và các thành viên khác trong băng đã thiết kế bộ giáp chống đạn vào năm 1879. Sau đó, họ chế tạo những bộ giáp cá nhân từ lưỡi cày thép và mặc chúng để thực hiện một vụ cướp tàu hỏa gần thị trấn Glenrowan vào tháng 6/1880.

Áo giáp mang lại lợi thế tâm lý cho băng Kelly trong vụ cướp, nhưng chúng cũng khá cồng kềnh. Sau khi bắt giữ con tin trong một khách sạn địa phương, băng cướp mặc giáp cho trận đấu súng kéo dài 15 phút với cảnh sát. Được giáp bảo vệ đầu và thân nhưng Kelly vẫn có vài vết thương do đạn bắn ở tay và chân, dẫn đến việc bị bắt. Bộ giáp của Kelly có dấu vết của 18 viên đạn. Các thành viên khác trong băng cướp đã bỏ mạng trong cuộc đọ sức.

Ảnh: Live Science

Tin liên quan
Tin Nổi bật