7 loại rau người tiểu đường có thể ăn thường xuyên

31/12/2024
|
0 lượt xem
Bệnh Nội Tiết Các Bệnh Dinh Dưỡng Sức Khỏe
7 loại rau người tiểu đường có thể ăn thường xuyên

Ớt chuông đỏ

Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu trong ớt chuông đỏ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường. Chất chống oxy hóa hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ gặp các biến chứng sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra. Ớt chuông giàu vitamin A và C, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể nếu ăn thường xuyên.

Ớt chuông đỏ

Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu trong ớt chuông đỏ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường. Chất chống oxy hóa hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ gặp các biến chứng sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra. Ớt chuông giàu vitamin A và C, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể nếu ăn thường xuyên.

Bí ngòi

Bí ngòi dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, ít đường, giúp giảm lượng đường trong máu do tiểu đường type 2, cải thiện khả năng dung nạp insulin. Một số món ăn được chế biến từ bí ngòi như bí ngòi luộc, xào tôm với dầu ô liu, nhồi thịt băm hấp… phù hợp với sức khỏe người tiểu đường.

Bí ngòi

Bí ngòi dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, ít đường, giúp giảm lượng đường trong máu do tiểu đường type 2, cải thiện khả năng dung nạp insulin. Một số món ăn được chế biến từ bí ngòi như bí ngòi luộc, xào tôm với dầu ô liu, nhồi thịt băm hấp… phù hợp với sức khỏe người tiểu đường.

Khoai lang

Một củ khoai lang nấu chín khoảng 125 g chứa lượng chất xơ dồi dào, 25 g carbohydrate (carbs). Loại củ này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như kali, canxi và vitamin C, góp phần tăng miễn dịch, đề kháng. Nên ưu tiên khoai lang luộc, hạn chế chiên để tránh chất béo bão hòa ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu.

Khoai lang

Một củ khoai lang nấu chín khoảng 125 g chứa lượng chất xơ dồi dào, 25 g carbohydrate (carbs). Loại củ này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như kali, canxi và vitamin C, góp phần tăng miễn dịch, đề kháng. Nên ưu tiên khoai lang luộc, hạn chế chiên để tránh chất béo bão hòa ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu.

Bắp cải

Hàm lượng lớn chất xơ trong bắp cải tốt cho tiêu hóa, làm chậm hấp thụ đường vào máu. Loại rau họ cải này còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Người tiểu đường có thể ăn bắp cải luộc, xào trong bữa ăn hàng ngày để góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu. Người tiểu đường có vấn đề về tuyến giáp như viêm giáp, cường giáp, bướu cổ, nên hạn chế bắp cải bởi chúng chứa nhiều iốt.

Bắp cải

Hàm lượng lớn chất xơ trong bắp cải tốt cho tiêu hóa, làm chậm hấp thụ đường vào máu. Loại rau họ cải này còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Người tiểu đường có thể ăn bắp cải luộc, xào trong bữa ăn hàng ngày để góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu. Người tiểu đường có vấn đề về tuyến giáp như viêm giáp, cường giáp, bướu cổ, nên hạn chế bắp cải bởi chúng chứa nhiều iốt.

Cà rốt

Cà rốt giàu carbs hơn súp lơ xanh. Người tiểu đường có thể ăn sống, luộc, hấp hoặc nấu canh để tận dụng nguồn vitamin, khoáng chất thiết yếu. Cà rốt có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ nhiều, lượng đường tự nhiên ít, không làm tăng đường huyết sau ăn, an toàn với sức khỏe.

Cà rốt

Cà rốt giàu carbs hơn súp lơ xanh. Người tiểu đường có thể ăn sống, luộc, hấp hoặc nấu canh để tận dụng nguồn vitamin, khoáng chất thiết yếu. Cà rốt có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ nhiều, lượng đường tự nhiên ít, không làm tăng đường huyết sau ăn, an toàn với sức khỏe.

Súp lơ xanh

125g súp lơ xanh nấu chính có 6 g carbs, giàu vitamin B1, B3, B6, C, axit folic, canxi, magiê, phốt pho và axit omega-3. Súp lơ xanh cũng giàu protein, cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển. Loại rau này chứa chất béo không bão hòa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Súp lơ xanh

125g súp lơ xanh nấu chính có 6 g carbs, giàu vitamin B1, B3, B6, C, axit folic, canxi, magiê, phốt pho và axit omega-3. Súp lơ xanh cũng giàu protein, cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển. Loại rau này chứa chất béo không bão hòa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Ngô

Có hơn 30 g carbs trong mỗi bắp. Chất xơ giúp cơ thể hấp thụ chậm, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Người tiểu đường có thể ăn ngô tươi nướng, luộc cho bữa ăn nhẹ hoặc bữa phụ để tăng cảm giác no lâu, bớt thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Hạn chế ăn ngô chiên, tẩm ướp gia vị bởi các chất phụ gia dễ làm tăng nhanh đường huyết.

Ngô

Có hơn 30 g carbs trong mỗi bắp. Chất xơ giúp cơ thể hấp thụ chậm, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Người tiểu đường có thể ăn ngô tươi nướng, luộc cho bữa ăn nhẹ hoặc bữa phụ để tăng cảm giác no lâu, bớt thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Hạn chế ăn ngô chiên, tẩm ướp gia vị bởi các chất phụ gia dễ làm tăng nhanh đường huyết.

Anh Chi (Theo Eating Well, Healthline)Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật