"Tuần trước, tôi cũng đưa con đến bảo tàng Lịch sử Quân sự tham quan vào sáng thứ bảy. Vì mới mở cửa hoạt động, bảo tàng thực sự rất đông, không đủ cả chỗ để xe. Vào được bên trong rồi, tôi thấy nhiều gia đình ý thức rất kém. Họ cho con trẻ thản nhiên trèo lên xe tăng, leo lên pháo rồi đứng, ngồi chụp ảnh. Khi có người tới nhắc nhở thì họ giả vờ điếc, cố chụp nốt mấy tấm nữa rồi mới chịu xuống khỏi hiện vật. Nhân viên bảo tàng vừa đi khuất thì lại có nhà khác cho con trèo lên.
Không biết có phải do bảo tàng mới mở cửa tự do, miễn phí vé nên người ta tranh nhau đến cho con trẻ nghịch ngợm đủ thứ bên trong hay không? Từ sa bàn, xe tăng đến các khẩu pháo bên trong, không chỗ nào là không có dấu giày, dép của trẻ con. Mà tôi cũng không thấy có nhân viên trông coi, không có hàng rào bảo vệ các hiện vật. Nơi đây toàn bảo vật của quốc gia mà tại sao lại để người thăm quan ý thức kém như vậy?".
Đó là chia sẻ của độc giả Kobe về tình trạng khách trèo lên hiện vật ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Nhiều hiện vật như xe tăng, pháo, trưng bày ở không gian mở, không có dây ngăn cách, có biển báo "không leo trèo, bám, tựa vào hiện vật", nhưng nhiều trẻ nhỏ và người lớn vẫn tự ý trèo lên để chụp ảnh. Khách thậm chí còn phơi quần áo ở sảnh ra vào, khu vực chờ la liệt khách ngồi ăn uống. Nhiều du khách Việt chưa có nhu cầu thưởng lãm, tìm hiểu sâu kiến thức lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trong bảo tàng mà đến vì tò mò hoặc để chụp ảnh.
>> 'Ba thói quen xấu có thể sửa ngay của nhiều người Việt'
Cùng chung nỗi bức xúc trước ý thức của nhiều khách Việt khi đến tham quan bảo tàng, bạn đọc Bình Luận nói: "Tôi không hiểu người ta đang dạy con cháu của mình cái gì? Nhiều người cứ bao biện 'trẻ con không biết gì', nhưng chúng không biết là do người lớn không biết dạy. Không thể lấy lý do đó ra để bao biện cho sự thiếu giáo dục của các bậc cha mẹ. Tôi thực sự ngán ngẩm ý thức của các bậc phụ huynh hiện nay, cảm giác họ luôn cho con mình đứng trên tất cả".
Thất vọng trước hình ảnh báo nháo, lộn xộn trong những ngày đầu bảo tàng Lịch sử Quân sự mở cửa, độc giả Kevinphongb bình luận: "Tại sao người ta lại để trẻ nhỏ vô tư trèo leo lên hiện vật như vậy? Cũng may là không có sự cố gì chứ nếu xui rủi có bé nào té ngã chấn thương thì không biết hậu quả sẽ thế nào? Tại sao ban quản lý bảo tàng không làm rào chắn kiên cố và cho người trông coi, nhắc nhở khách tham quan? Ngoài ra, mấy bậc phụ huynh cũng nên có ý thức nhắc con trẻ giữ gìn hiện vật, tuân thủ nội quy của bảo tàng, vì đây không phải cái chợ".
"Tôi rất bức xúc vì ý thức của một vài người khi cho con leo trèo lên hiện vật. Nhìn xung quanh tìm kiếm bảo vệ, nhưng tôi chẳng thấy có ai. Tôi nghĩ, cơ quan quản lý nên hoàn thiện xong và tổ chức có bài bản mới nên mở cửa đón khách. Hiện vật chiến tranh là vô giá, cần được giữ gìn bảo quản tốt. Còn hiện tại như thế này là rất thiếu trách nhiệm với lịch sử", bạn đọc Hồng Thắm nói thêm.
Tôi thành 'bà cô khó ở' vì nhắc nhở đám đông ồn ào trong thang máy Các 'bà thím' vô ý thức ở phòng gym Dòng xe lao qua bất chấp khi bé trai giơ tay xin nhường đường 'Bất lực vì những khách Việt tranh nhau lấy hành lý khi máy bay chưa dừng' Gia đình Việt tranh giành chỗ xuống máy bay Thói bon chen vô nghĩa nơi công cộng của nhiều người Việt Tôi thành 'bà cô khó ở' vì nhắc nhở đám đông ồn ào trong thang máy Các 'bà thím' vô ý thức ở phòng gym Dòng xe lao qua bất chấp khi bé trai giơ tay xin nhường đường 'Bất lực vì những khách Việt tranh nhau lấy hành lý khi máy bay chưa dừng' Gia đình Việt tranh giành chỗ xuống máy bay Thói bon chen vô nghĩa nơi công cộng của nhiều người Việt