Cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

31/12/2024
|
0 lượt xem
Các Bệnh Họng - Thanh Quản Sức Khỏe Tai Mũi Họng
Cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Trả lời:

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh xuất hiện ở khoảng 5% trẻ sơ sinh. Trẻ bị dính thắng lưỡi thường có dây thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn và dày bất thường, ảnh hưởng đến cử động lưỡi trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ gặp khó khăn khi đưa lưỡi ra khỏi miệng hay chạm lên vòm khẩu cái trên, dẫn đến bú kém, khó bú và có thể suy dinh dưỡng.

Trong giai đoạn tập nói, dính thắng lưỡi có thể gây rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng các âm "t", "l", "ch"... Một số trường hợp dính thắng lưỡi khiến răng cửa hàm trước bị xô lệch, hở răng... mất thẩm mỹ vùng răng hàm mặt, khiến trẻ tự ti khi lớn lên.

Cắt dính thắng lưỡi giúp lưỡi di chuyển tự do, bao gồm nhiều phương pháp như dao điện đơn cực monopolar, dao điện lưỡng cực bipolar... Thủ thuật này thường được chỉ định cho trẻ nhỏ (cả những bé từ hai tháng tuổi), dính thắng lưỡi nặng, khả năng di chuyển của lưỡi kém, không thể thè lưỡi ra ngoài, đưa sang hai bên hay đưa đầu lưỡi lên trên.

Dính thắng lưỡi là thủ thuật đơn giản, không nguy hiểm nếu bé được khám đầy đủ, có chỉ định của bác sĩ, sức khỏe tốt, phương pháp cắt hiện đại.

Trước khi tiểu phẫu, trẻ được thực hiện tiền mê và ngủ trong lúc cắt nên không cảm thấy đau, sợ hãi hay bị ám ảnh tâm lý. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế khác vẫn còn cắt dính thắng lưỡi kết hợp gây tê cục bộ. Bé được cắt thắng lưỡi lúc tỉnh nên đòi hỏi phụ huynh phải biết phối hợp với bác sĩ, giữ yên bé trong lúc cắt và không được giãy giụa.

Bác sĩ Trung tâm Tai Mũi Họng cắt dính thắng lưỡi cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nếu con bạn đã được chẩn đoán dính thắng lưỡi, bạn nên cho con đi tiểu phẫu sớm. Tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ sử dụng dao điện lưỡng cực bipolar hiện đại, có khả năng cắt đốt, cầm máu tại chỗ, hạn chế chảy máu khi mổ. Dao mổ sử dụng linh hoạt, chính xác, hạn chế tổn thương mô lành, ít đau, bệnh nhi hồi phục nhanh hơn. Khả năng thắng lưỡi dính lại, mô sẹo sau phẫu thuật gần như rất thấp.

Quá trình cắt dính thắng lưỡi khoảng 10-15 phút. Trẻ có thể hồi tỉnh ngay sau thủ thuật, được bú mẹ, ăn uống nhẹ như bình thường và xuất viện trong ngày.

Sau khi cắt, vị trí vết thương có thể xuất hiện màng trắng, điều này hoàn toàn bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Vết thương thường lành hẳn sau 7-10 ngày. Với trẻ lớn, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi sang hai bên, đưa lưỡi lên xuống, uốn lưỡi... để cải thiện sự linh hoạt của lưỡi.

Ths.BS.CKI Đỗ Thanh ThưBác sĩ Trung tâm Tai Mũi Họng Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật