Đổi đời sau ba năm bớt cống hiến cho công ty

30/12/2024
|
0 lượt xem
Đời Sống Ý Kiến
Đổi đời sau ba năm bớt cống hiến cho công ty

Trong cuộc sống và công việc, chúng ta thường đối mặt với câu hỏi: nên làm việc vừa đủ sức hay luôn cố gắng hết sức tại công ty? Liệu việc làm việc hết sức có phù hợp cho mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi chức vụ, trong mọi bộ phận của công ty không?

Tôi là một kỹ sư tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất ở vùng quê. Từng đứng đầu một bộ phận không chuyên môn kỹ thuật, tôi đã có đủ trải nghiệm và chiêm nghiệm để chia sẻ quan điểm của mình qua một số sự kiện trong cuộc đời.

Trong quá trình làm Trưởng bộ phận với mức lương không quá cao, tôi đã phải đối diện với áp lực công việc gần như kiệt sức mỗi đêm, rồi lại gây áp lực lên gia đình suốt hơn hai năm trời. Việc được đảm nhiệm chức vụ này chỉ khiến tôi tự hào trong khoảng một tháng đầu tiên. Sau đó, tôi bị cuốn vào guồng quay công việc nhưng mức lương không tương xứng vì công ty có các điều khoản thăng tiến ngặt nghèo.

Điều này khiến tôi quyết định chuyển qua một phòng ban kỹ thuật khác, với mức lương tương đương, nhưng trách nhiệm công việc phù hợp hơn, sau gần ba năm đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng ban.

>> 'Bị đuổi khéo sau khi dành cả thanh xuân để làm việc cống hiến'

Cùng với sự phát triển của AI, lượng công việc ở phòng ban kỹ thuật giảm hẳn. Tôi chỉ làm thực tế hai tiếng mỗi ngày, thời gian còn lại chủ yếu quan sát. Công ty cũng đang mất dần đơn hàng, và tôi luôn lo lắng về khả năng mất việc nếu công ty cắt giảm nhân sự.

Trước tình hình đó, tôi bắt đầu học và làm thêm nhiều thứ ngoài công việc chính, như: bán hàng, marketing, làm nội dung, làm video, và kinh doanh dựa trên kiến thức về chăm sóc cây cối, thực vật (tôi yêu thích đọc sách và nghiên cứu thực vật nhiều năm trước khi đi làm). Sau hơn ba năm tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và xây dựng thương hiệu cá nhân, tôi đã có doanh thu từ công việc tay trái gần bằng mức lương nghề chính ngay từ tháng đầu tiên. Và đến tháng thứ năm, thu nhập của tôi đã gấp năm lần khi bắt đầu tập kinh doanh.

Giờ đây, với thu nhập ổn định từ cả hai nguồn, tôi không còn lo lắng về sự biến động của nền kinh tế. Dù mất việc chính, thu nhập từ công việc tay trái vẫn đủ sức cho tôi duy trì cuộc sống và thêm thời gian để phát triển bản thân. Tôi luôn trong trạng thái tự tin và sẵn sàng đón nhận mọi rủi ro xảy ra.

Và chắc chắn tôi sẽ không ngại ngần từ chối lời đề nghị thăng chức từ các cấp trên nếu sự hy hữu này có xảy ra đi chăng nữa, vì lượng công việc sẽ tăng gấp gần 10 lần nhưng mức lương chỉ tăng thêm 10%. Tại công ty tôi, mức lương thâm niên là 5% và nếu lên chức thì chỉ được thêm 10% so với mức lương cũ.

Thế nên, theo tôi, không phải lúc nào cũng nên làm việc hết sức trong công việc chính. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Tôi không kêu gọi mọi người làm việc cầm chừng, nhưng việc cống hiến hết mình cho công ty không phải lúc nào cũng phù hợp cho tất cả. Cơ hội chỉ dành cho số ít có tài năng trong công ty, số lớn còn lại sẽ phải tự tìm cho mình những cơ hội khác trong cuộc sống. Việc làm vừa đủ sức tại công ty và đầu tư vào các công việc tay trái có thể là một con đường khác để bạn đạt được thành công và hạnh phúc.

Hoàng Anh Huy

Tôi bị doanh nghiệp ép nghỉ việc dù cống hiến suốt 5 năm 'Rất khó để bắt nhân viên Gen Z làm việc cống hiến' Tôi bỏ hẳn tư tưởng 'việc ai nấy làm' khi ở nước ngoài Nhân viên không muốn làm việc ngoài giờ không công 'Nhân viên tốt không đòi hỏi lương thưởng trước khi cống hiến' Nhân viên cần cống hiến trước khi đòi hỏi quyền lợi Tôi bị doanh nghiệp ép nghỉ việc dù cống hiến suốt 5 năm 'Rất khó để bắt nhân viên Gen Z làm việc cống hiến' Tôi bỏ hẳn tư tưởng 'việc ai nấy làm' khi ở nước ngoài Nhân viên không muốn làm việc ngoài giờ không công 'Nhân viên tốt không đòi hỏi lương thưởng trước khi cống hiến' Nhân viên cần cống hiến trước khi đòi hỏi quyền lợi
Tin liên quan
Tin Nổi bật