Lễ cúng trăng đêm Trung thu của người Hoa ở TP HCM

30/12/2024
|
0 lượt xem
Đời Sống Nhịp Sống
Lễ cúng trăng đêm Trung thu của người Hoa ở TP HCM

Người Hoa cúng trăng để cầu cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc và bình an. Khi làm lễ, mọi nhà mang ra ngoài trời để bày mâm lễ dưới ánh trăng.

Hẻm Triều Thương là một khu dân cư nhỏ của người Hoa ở Chợ Lớn, hình thành khoảng 80 năm trước. Phần lớn cư dân đều là người Tiều - bộ phận người Hoa xuất xứ từ Triều Châu. Tên hẻm được đặt từ ngày xây dựng mang nghĩa là những thương nhân Triều Châu.

Người Hoa cúng trăng để cầu cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc và bình an. Khi làm lễ, mọi nhà mang ra ngoài trời để bày mâm lễ dưới ánh trăng.

Hẻm Triều Thương là một khu dân cư nhỏ của người Hoa ở Chợ Lớn, hình thành khoảng 80 năm trước. Phần lớn cư dân đều là người Tiều - bộ phận người Hoa xuất xứ từ Triều Châu. Tên hẻm được đặt từ ngày xây dựng mang nghĩa là những thương nhân Triều Châu.

Trời mưa lại không có mái che ở hiên nên bà Trần Ngọc Liên, 48 tuổi bày biện bàn cúng trăng trước cửa nhà. "Với người Hoa, lễ cúng trăng rất quan trọng, phần chuẩn bị mâm lễ khá cầu kỳ", bà Liên nói.

Trời mưa lại không có mái che ở hiên nên bà Trần Ngọc Liên, 48 tuổi bày biện bàn cúng trăng trước cửa nhà. "Với người Hoa, lễ cúng trăng rất quan trọng, phần chuẩn bị mâm lễ khá cầu kỳ", bà Liên nói.

Ngoài nhang đèn, hoa, trái cây, trà, vàng mã thì lễ cúng của người Tiều không thể thiếu bánh bánh nguyệt (ở giữa) tượng trưng cho mặt trăng. Ngoài ra còn bánh trung thu, pía, khoai môn, đồ chay.

Phần lớn đồ cúng phải mang hình tròn, có màu sắc tươi đẹp. Người Tiều chọn đồ cúng có hình tròn vì "tròn" trong tiếng Hoa đồng âm với "đoàn", nghĩa là mong cầu gia đình đoàn viên, sum họp.

Ngoài nhang đèn, hoa, trái cây, trà, vàng mã thì lễ cúng của người Tiều không thể thiếu bánh bánh nguyệt (ở giữa) tượng trưng cho mặt trăng. Ngoài ra còn bánh trung thu, pía, khoai môn, đồ chay.

Phần lớn đồ cúng phải mang hình tròn, có màu sắc tươi đẹp. Người Tiều chọn đồ cúng có hình tròn vì "tròn" trong tiếng Hoa đồng âm với "đoàn", nghĩa là mong cầu gia đình đoàn viên, sum họp.

Nghi lễ cũng không thể thiếu một cành lựu để trong chén nước. Hình ảnh này tượng trưng cho Quan Âm Bồ Tát cầm cành liễu tưới nước cam lồ xuống thế gian. Tàn lễ, gia chủ mang chén này đổ lại vào bồn nước của gia đình nhằm mong hạnh phúc, bình an.

Nghi lễ cũng không thể thiếu một cành lựu để trong chén nước. Hình ảnh này tượng trưng cho Quan Âm Bồ Tát cầm cành liễu tưới nước cam lồ xuống thế gian. Tàn lễ, gia chủ mang chén này đổ lại vào bồn nước của gia đình nhằm mong hạnh phúc, bình an.

Sau khi bày biện đầy đủ đồ cúng, bà Liên cùng em chồng treo lồng đèn trang trí trước cửa nhà. Theo phong tục, nhà ai có con trai sẽ treo thêm chiếc đèn lồng cá chép. Hình tượng cá chép hoá rồng biểu tượng cho nghị lực, trí thông minh, kiên trì dành cho bé trai.

Sau khi bày biện đầy đủ đồ cúng, bà Liên cùng em chồng treo lồng đèn trang trí trước cửa nhà. Theo phong tục, nhà ai có con trai sẽ treo thêm chiếc đèn lồng cá chép. Hình tượng cá chép hoá rồng biểu tượng cho nghị lực, trí thông minh, kiên trì dành cho bé trai.

Khoảng 19h, cư dân trong hẻm bắt đầu nghi thức cúng trăng. Tùy vào công việc, mỗi nhà có khung giờ cúng khác nhau nhưng phải xong trước 0h.

Tục cúng trăng cổ truyền của người Hoa gồm có tế nguyệt và thưởng nguyệt. Tế nguyệt là bày mâm cỗ cúng dưới ánh trăng. Thưởng nguyệt là phá cỗ, chơi trăng, rước đèn, đố chữ, múa rồng lửa để trừ tà.

"Ai trong gia đình cũng có thể tham gia cúng", ông Dương Anh Tuấn, 53 tuổi nói. Sống trong hẻm từ nhỏ, ông Tuấn cho biết chưa năm nào nơi này không cúng trăng. Những năm trước lễ cúng còn cầu kỳ hơn với nhiều vật phẩm nhưng bây giờ thì mỗi nhà thường làm đơn giản.

Khoảng 19h, cư dân trong hẻm bắt đầu nghi thức cúng trăng. Tùy vào công việc, mỗi nhà có khung giờ cúng khác nhau nhưng phải xong trước 0h.

Tục cúng trăng cổ truyền của người Hoa gồm có tế nguyệt và thưởng nguyệt. Tế nguyệt là bày mâm cỗ cúng dưới ánh trăng. Thưởng nguyệt là phá cỗ, chơi trăng, rước đèn, đố chữ, múa rồng lửa để trừ tà.

"Ai trong gia đình cũng có thể tham gia cúng", ông Dương Anh Tuấn, 53 tuổi nói. Sống trong hẻm từ nhỏ, ông Tuấn cho biết chưa năm nào nơi này không cúng trăng. Những năm trước lễ cúng còn cầu kỳ hơn với nhiều vật phẩm nhưng bây giờ thì mỗi nhà thường làm đơn giản.

Sống ở trong hẻm 13 năm nay, bà Xuân Lan đều đặn cúng trăng mỗi dịp rằm tháng 8. "Tôi lấy chồng người Hoa nên cũng tiếp thu văn hóa khi đến định cư trong hẻm này", bà nói.

Sống ở trong hẻm 13 năm nay, bà Xuân Lan đều đặn cúng trăng mỗi dịp rằm tháng 8. "Tôi lấy chồng người Hoa nên cũng tiếp thu văn hóa khi đến định cư trong hẻm này", bà nói.

Trong lúc chờ nhang tàn, cả gia đình hơn 10 người của ông Mã Húc Huy quây quần trò chuyện, chờ phá cỗ. "Ngày thường trong nhà có ba người nhưng cứ dịp này dù bận rộn mấy thì con cháu cũng về tụ họp", người đàn ông 62 tuổi nói.

Trong lúc chờ nhang tàn, cả gia đình hơn 10 người của ông Mã Húc Huy quây quần trò chuyện, chờ phá cỗ. "Ngày thường trong nhà có ba người nhưng cứ dịp này dù bận rộn mấy thì con cháu cũng về tụ họp", người đàn ông 62 tuổi nói.

Bà Xuân Loan gọi điện chia sẻ không khí ngày Tết Trung thu với con cái ở xa.

Bà Xuân Loan gọi điện chia sẻ không khí ngày Tết Trung thu với con cái ở xa.

Trẻ nhỏ trong hẻm vui chơi, rước lồng đèn Trung thu.

Trẻ nhỏ trong hẻm vui chơi, rước lồng đèn Trung thu.

Lễ cúng trăng kết thúc bằng việc đốt vàng mã khi nhang cháy hết. Sau lễ cả gia đình cùng quây quần cùng nhau ăn bánh, uống nước trà và ngắm trăng tròn.

Lễ cúng trăng kết thúc bằng việc đốt vàng mã khi nhang cháy hết. Sau lễ cả gia đình cùng quây quần cùng nhau ăn bánh, uống nước trà và ngắm trăng tròn.

Quỳnh Trần

Tin liên quan
Tin Nổi bật