Tôi năm nay 38 tuổi, cũng từng là một du học sinh, chọn ở lại nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp, và chưa ý định về nước, ít nhất là cho đến lúc này. Trước đây, tôi từng học đại học trong nước, là sinh viên hệ thường của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, tôi sang Hàn du học như rất nhiều bạn bè khác.
Học xong, tôi trở về Việt Nam một thời gian. Cố gắng tìm việc trong nước vào cũng đi làm ở vài nơi. Tuy nhiên, thấy mình không hợp với môi trường làm việc nên tôi lại tiếp tục du học. Lần này, tôi sang châu Âu để học lên Tiến sĩ. Nhưng rồi, tôi không thể hoàn thành chương trình để lấy được bằng Tiến sĩ. Có điều, thay vì về nước, với vốn kiến thức mình có được, tôi ra ngoài xin việc làm và trụ lại được đến giờ.
Nếu nói thật lòng, so sánh với năng lực của các bạn, các em cùng nghề ở trong nước, tôi không chắc mình có thể cạnh tranh được hay không. Nhất là, cạnh tranh trong môi trường ở Việt Nam. Có thể tôi có nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng hầu hết chỉ hữu dụng trong văn hóa làm việc ở nước ngoài. Thế nên, tôi không hề lo ngại khi phải cạnh tranh với các bạn người Việt tại trời Âu. Nhưng nếu mang những thứ tôi có về nước để cạnh tranh công việc thì chẳng khác nào tôi bị "mất chân, mất tay", khả năng cao là sẽ thua trắng.
>> Tôi chấp nhận thua lỗ khi cho con đi du học
Cũng may, trước giờ, tôi du học đều là tự lo, không dùng tiền của gia đình, không tốn tiền của nhà nước, cũng không nợ nần ai. Nên giờ việc tôi ở lại nước ngoài thay vì về nước cũng không phải vướng bận bất cứ điều gì. Tôi chỉ thấy môi trường làm việc ở phương Tây cho mình đủ những gì bản thân mong muốn (không đơn giản là lương), tôi cảm thấy mình hữu dụng, thấy khả năng của mình được phát huy tối đa nên chọn ở lại.
Cũng không đến mức nếu tôi về nước thì sẽ đói. Chỉ là, về mà không phù hợp thì tôi thấy mình còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với tôi của hiện tại, thành công thì chưa có gì đáng nói, nhưng ít nhất là mức thu nhập của tôi cũng thuộc tầm trung và đủ sống ở bên này. Tới giờ, tôi vẫn không hề có ý định trở về Việt Nam làm việc. Tôi không muốn chê bai môi trường làm việc trong nước. Nhưng rõ ràng phong cách làm việc của tôi không phù hợp với với môi trường ở Việt Nam, vậy thôi. Đúng là về nước làm việc tôi sẽ được sống ở quê hương, được gặp bạn bè, gần người thân. Nhưng, tôi nghĩ áp lực cuộc sống sẽ khiến mình chẳng thể hưởng thụ nổi. Về thăm và về sống ở Việt Nam là hai việc khác hẳn nhau.
Theo Cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao, khoảng 70-80% du học sinh ở lại nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Đây là số du học tự túc, một phần theo các học bổng hợp tác nhưng không về theo cam kết. Ghi nhận từ 12 địa phương năm 2022 cho thấy, hơn 8.800 người du học nhưng chỉ có hơn 1.000 người trở về. Năm 2023, số trở về là 543 người. Số người Việt du học tăng đều các năm qua nhiều con đường, ước tính hiện trên 250.000 người, tính riêng diện tự túc mỗi năm tăng khoảng 10.000 người.
Những du học sinh đầu tư tiền mua trải nghiệm Tôi nhận ra giá trị bằng đại học tại Việt Nam sau khi đi du học '5 năm đi du học cho trải nghiệm hơn mấy chục năm ở nhà' Lãng phí 800 triệu đồng du học Anh 8 năm bỏ việc đi du học để có thu nhập 70.000 euro 10 năm chi tiền cho con du học vẫn không thể định cư ở Mỹ Những du học sinh đầu tư tiền mua trải nghiệm Tôi nhận ra giá trị bằng đại học tại Việt Nam sau khi đi du học '5 năm đi du học cho trải nghiệm hơn mấy chục năm ở nhà' Lãng phí 800 triệu đồng du học Anh 8 năm bỏ việc đi du học để có thu nhập 70.000 euro 10 năm chi tiền cho con du học vẫn không thể định cư ở Mỹ